036 447 6789

039 242 6789

091 688 2306

Email: khatran2000@gmail.com

search search

THÁNH ĐỊA LA VANG – TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG

Thánh địa La Vang nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Cách tỉnh Thừa Thiên Huế 58km về phía Bắc, và khoảng 3km từ phía quốc lộ 1A. Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang là một trong 3 Trung tâm Hành hương lớn nhất của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

1. Nguồn gốc tên gọi La Vang

Từ thời xa xưa, La Vang là một nơi rừng núi xa xôi hẻo lánh, đặc biệt có rất nhiều cây “Lá Vằng”, đây là một loại cây rất phổ biến tại đây, có thể nấu với nước để uống, rất tốt cho sức khỏe, rồi đọc trại ra là La Vang. Ngoài ra, cái tên “La Vang” được người Pháp phiên âm từ địa danh “Lá Vằng” mà ra. Cũng có 1 truyền thuyết kể rằng: “xưa kia, nơi đây có rất nhiều thú dữ, cọp, heo,… vì vậy mỗi lần các nhóm người làm rừng đi ngang qua đây đều phải la vang lên để tránh được thú dữ.”

thuê xe đi la vang

2. Lịch sử hình thành Linh địa La Vang

Lật lại lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn đau thương của đất nước từ năm 1765-1801, đất nước rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh, nạn đói hoành hành, người Công giáo bị bắt bớ, bị tù đày và bị giết nếu không bỏ đạo.

Vào ngày 17-08-1798, vua Cảnh Thịnh đã ra chiếu chỉ cấm đạo từ kinh đô Phú Xuân đến vùng Bắc Hà, lệnh cho tiêu diệt đạo Kitô, là đạo ngoại quốc, triệt hạ các nhà thờ, nhà nguyện và lùng bắc các đạo trưởng đem về xử tử nếu không bỏ đạo. Để trốn tránh chiếu chỉ cấm đạo của nhà vua, một nhóm tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) đã phải tìm nơi ẩn trốn và lánh nạn ở rừng núi La Vang. Ban ngày, họ phá rừng làm rẫy, trồng hoa màu, ban đêm họ quây quần bên nhau để đọc kinh, lần chuỗi mân côi. Sống giữa rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, lẩn trốn quan quân nhưng họ vẫn giữ vững Đức Tin của mình, họ luôn trông cậy, phó thác vào Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Vào một đêm, đang khi ngồi đọc kinh, lần chuỗi mân côi với nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, họ thấy một người phụ nữ xinh đẹp, trên tay bồng 1 hài nhi, 2 bên cạnh là 2 thiên thần cầm đèn hầu. Họ nhận ra đó chính là Mẹ Maria và Chúa Giêsu Hài Đồng. Mẹ bày tỏ lòng nhân ái, khích lệ con cái Mẹ luôn giữ vững Đức Tin của Mình. Mẹ dạy hái các loại lá xung quanh đó, đem đun sôi với nước để uống sẽ chữa lành các bệnh tật. Mẹ cũng hứa ban với các tín hữu: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần để giúp đỡ con cái Mẹ, khích lệ và an ủi tinh thần để vượt qua giai đoạn gian nan, khốn khó này.

Từ đó đến nay, sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở La Vang được loan truyền khắp nơi, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và nhiều người đã đến bên Mẹ, cầu xin Mẹ và đã được Mẹ nhậm lời theo như ý nguyện.

3. Nhà thờ La Vang

Trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ kính Đức Mẹ. Nhưng đến ngày 9-8-1885 nhà thờ đã bị đốt cháy.

Năm 1886, Đức Cha Marie Antoine Caspar (Lộc) đã cho xây dựng lại một ngôi nhà thờ mới bằng ngói với sức chưa khoảng 400 người, được xây dựng đến 15 năm mới hoàn thành.

Năm 1901, Đại hội La Vang lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 08-08 để mừng khánh thành nhà thờ La Vang mới này. Ngôi nhà thờ này tồn tại từ năm 1901 đến năm 1923.

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ này đã xuống cấp trầm trọng, lại quá chật hẹp nên một Đền thánh La Vang mới đã được dựng lên, thay thế và khánh thành vào ngày 20-08-1928, nhân dịp Đại hội La Vang lần thứ IX. Năm 1959, ngôi Thánh đường này được trùng tu.

Ngày 13-04-1961, trong phiên họp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định chọn La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Với sự giúp sức của bà con giáo dân khắp mọi miền đất nước, các công trình tại trung tâm đã được xây dựng từ năm 1962 đến năm 1964.

Ngày 22-08-1961, Tòa thánh Vatican đã nâng Đền thờ Đức Mẹ La Vang lên Bậc Vương Cung Thánh Đường (sắc chỉ MAGNO NOS SOLATIO của Đức Thánh cha Gioan XXIII).

Vào mùa hè rực lửa năm 1972, ngôi Thánh đường này và các công trình xung quanh đã bị bom đạn phá hủy, chỉ còn lại tháp chuông và 3 cây đa nhân tạo(là nơi Đức Mẹ hiện ra) còn tương đối nguyên vẹn.

Ngày 15-08-2012, đã diễn ra nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang. Với sức chứa lên đến 5.000 người và được thiết kế theo phong cách Việt Nam

4. Tượng Đức Mẹ La Vang và Linh Đài

hành hương la vang

Ngày 08-08-1901, nhân dịp Đại hội La Vang lần thứ I – khánh thành Nhà thờ La Vang, Đức Cha Caspar Lộc đã cung thỉnh tượng Đức Mẹ La Vang theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng và đặt trong ngôi nhà thờ này.

Vào mùa hè 1972, bức tượng Đức Mẹ La Vang đã bị phá hủy, nay không còn nữa. Tuy nhiên, 3 cây đa vẫn còn nguyên vẹn.

Năm 1980, tượng Đức Mẹ La Vang được đặt tại Linh Đài với hình tượng người phụ nữ Việt Nam mang áo dài truyền thống.

Vào khoảng năm 1950, Linh Đài được xây dựng và nằm ở vị trí trước linh đài hiện nay khoảng 15. Linh Đài này tồn tại từ năm 1950-1960.

Từ năm 1960, Linh đài Đức Mẹ được thiết kế và xây dựng theo hình ảnh 3 cây đa bê tông nhưng chưa bao giờ hoàn thành, 3 cây đa bê tông này để như vậy hơn 40 năm.

Trải qua gần 40 năm xây dựng, đến năm 2010 thì Linh Đài đã hoàn thành với diện mạo khang trang và lộng lẫy hơn.

5. Lễ hội Hành hương La Vang

Sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang vào năm 1798, các giáo dân ở các vùng xung quanh đều đến bái lạy, khẩn cầu và xin ơn.

thuê xe huế đi la vang

Linh địa La Vang trước ngày đại lễ 15.08

Cuối thế kỉ XIX, các linh mục quản xứ Cổ Vưu, La Vang trở thành điểm đến của các tín hữu và đã được Giáo Hội Công giáo Việt Nam mở rộng phạm vi trong toàn Tổng Giáo phận Huế và toàn quốc.

Từ năm 1901-1928, Thánh Địa La Vang được xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho các tín hữu về bên Mẹ và thực hiện các nghi lễ để tôn vinh Đức Mẹ.

Vào ngày 08-08-1901, Đại hội La Vang lần thứ I được tổ chức và diễn ra trong vòng 1 ngày (Cung thỉnh tượng Đức Mẹ từ Cổ Vưu về La Vang).

 Từ năm 1917, Đức Cha Allys (Lý) –  Giám mục Giáo phận Huế đã sửa đổi thời gian diễn ra đại hội là 6 năm đại hội 1 lần (thay vì 3 năm như trước đây) và diễn ra trong vòng 3 ngày.

Từ ngày 17-08 đến 22-08-1961, Đại hội La Vang lần thứ XV diễn ra trong vào 6 ngày. Đức Cha Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục – Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã long trọng tuyên bố: “Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là Nhà của Mẹ, Đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc.”

Vào năm 1978, Đại hội La Vang lần thứ 18 lại được quy định tổ chức 3 năm 1 lần. Tuy nhiên, nhiều kì đại hội đã không diễn ra theo đúng thời gian bởi vì chiến tranh.

Từ ngày 13-08 đến 15-08-1996, Đại hội La Vang lần thứ XXIV diễn ra với 2 nội dung chính là Kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và Năm Thánh 2000 của Giáo hội toàn cầu.

Ngày 01-01-1998, Đại Lễ Khai Mạc Năm Toàn Xá Đức Mẹ La Vang.

Ngày 13-08 đến 15-08-1998 , Đại Lễ Kỷ Niệm 200 Năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang  với sự tham dự hơn 1.000 tu sĩ và hơn 200.000 giáo dân từ khắp nơi.

Ngày 13-08 đến 15-08-1999, Đại Hội La Vang lần thứ XXV – Bế Mạc Năm Toàn Xá Đức Mẹ La Vang với sự hiện diện của hơn 20 Giám mục, hơn 300 linh mục, hơn 1.000 tu sĩ và hơn 300.000 giáo dân mọi miền đất nước.

6. La Vang ngày nay

Ngày nay, La Vang không còn là nơi rừng núi âm u, đầy thú dữ mà đã trở thành 1 điểm đến quen thuộc của mỗi người dân Quảng Trị nơi đây nói riêng và toàn quốc nói chung. Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang còn là nơi quy tụ con cái về bên Đức Mẹ La Vang để cầu bàu, tạ ơn và xin ơn hầu được Đức Mẹ La Vang nhậm lời.

Tại Linh địa La Vang hiện nay, có rất nhiều công trình đang được xây dựng nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu Hành hương của mọi người và thực hiện các nghi lễ nhằm tôn vinh Đức Mẹ.

Hằng năm, vào ngày 15-08 , tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang đều diễn ra Đại hội Hành hương La Vang, rất nhiều tín hữu từ khắp muôn nơi về bên Mẹ.

7. Phương tiện di chuyển từ Huế đến La Vang

Xe máy: Cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 58km về phía Bắc. Vì vậy, việc di chuyển đến La Vang bằng xe máy là một sự lựa chọn thú vị.

Taxi: Taxi là phương tiện di chuyển phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để di chuyển từ Huế đến La Vang bằng taxi sẽ tốn chi phí rất nhiều. Vì vậy, taxi không phải là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách để đến La Vang.

Tàu hỏa: Tàu hỏa là phương tiện được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn cao. Ga tàu hỏa cách trung tâm Thành phố Huế chỉ 2km, rất dễ dàng để di chuyển đến ga. Đến Quảng Trị, quý vị sẽ dừng tại ga Đông Hà và sau đó di chuyển về La Vang bằng xe ôm hoặc taxi.

Thuê xe đi La Vang: Hiện nay, nhu cầu thuê xe đi La Vang ngày càng tăng vì sự an toàn cao, chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý. Thuê xe Kha Trần là 1 địa chỉ tin cậy cho bạn lựa chọn. Với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, các dòng xe đa dạng từ 4 chỗ đến 45 chỗ, phù hợp với nhu cầu của bạn.

Ngoài ra, sử dụng dịch vụ xe du lịch Huế đi hành hương Thánh địa La Vang, du khách cũng dễ dàng tham quan, tìm hiểu nhiều địa danh nổi tiếng khác tại vùng đất lịch sử Quảng Trị như Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải, đảo Cồn Cỏ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,..

 Quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline 036 447 6789 hoặc 0234.393.6769, email: khatran2000@gmail.com để đặt xe và được tư vấn cụ thể hơn về báo giá thuê xe Huế đi La Vang, hành hương Thánh địa La Vang kết hợp tham quan du lịch.

[content_block id=16456 slug=info]

Họ tên :

Điện thoại :

E-mail :

Lịch trình :

userLê Na    Lượt xem 2110 lượt xem

Đăng lúc 27/09/2018